TẠI SAO THANG MÁY CẦN BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ? VÀ BẢO TRÌ CẦN ĐẢM BẢO QUY TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Thang máy là thiết bị kỹ thuật hiện đại được ra đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên vì là thiết bị kỹ thuật hiện đại nên rủi ro đem lại cũng rất lớn và để tranh rủi ro đáng tiếc xảy ra thì thang máy phải được bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Và sau đây là top … lí do thang máy cần phải được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

  1. Phát hiện sớm các trục trặc thiết bị.

Trong quá trình vận hành các thiết bị điện tử, các thiết bị kỹ thuật việc xảy ra các lỗi ngoài ý muốn không hiếm gặp phải. Do đó khi bảo trì định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện các lỗi sớm hơn và tránh rủi ro ở mức tối đa.

  1. Ít phải thay thiết bị

Từ việc phát hiện sớm các lỗi hoặc hư hỏng ở lí do 1 thì đơn vị bảo trì sẽ có phương án khắc phục, sữa chữa sớm từ đó hạn chế tỉ lệ phải thay thế các thiết bị do trục trặc gây ra.

  1. Tiết kiệm chi phí khi sửa chữa

Bảo trì định kỳ sẽ giúp đảm bảo thang máy đảm bảo vận hành tốt ở tỉ lệ cao nhất ít xảy ra hư hỏng hoặc trục trặc khi vận hành. Từ đó giảm chi phí thay thế, sữa chữa thiết bị.

  1. Tiết kiệm thời gian

Trong quá trình sử dụng, thang máy đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là tại các chung cư, các tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, … nơi có lượng người sử dụng thang máy rất cao. Việc thang máy gặp sự cố sẽ khiến cho hầu hết mọi hoạt động trở nên trì trệ hơn gây tốn thời gian hơn. Do đó thang máy bảo trì định kỳ sẽ giảm rủi ro từ đó tiết kiệm thời gian hơn.

  1. Đem lại cảm giác hài lòng cho khách hàng và người sử dụng

Việc bước vô một chiếc thang máy mới, chắc chắn, được bảo trì và vệ sinh thường xuyên sẽ đem lại cảm giác an toàn, hài lòng hơn cho người sử dụng. Bảo trì thang máy định kỳ sẽ giúp đem lại cảm giác hài lòng nhất cho khách hàng.

 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

 

Sau đây là các bước bảo trì thang máy của Đội bào trì – Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động và Thang máy Sơn Hà:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng thang máy:

– Tại bước này nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lấy thông tin về tình trạng hoạt động của thang máy kể từ ngày lắp đặt hoặc từ đợt bảo trì trước đó từ khách hàng.

– Tiếp đến nhân viên bảo trì sẽ vận hành thang máy thực tế để đánh giá sơ bộ tình trạng vận hành của thang máy.

– Kiểm tra hạn sử dụng của tem kiểm định. Và thông báo đến khách hàng nếu cần phải đặt rào an toàn và tạm ngừng hoạt động của thang máy.

 

Bước 2: Bảo trì khu vực phòng máy:

Khu vực phòng máy sẽ được kiểm tra tuần tự các bước như sau:

– Kiểm tra điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt điện nguồn.

– Các thiết bị điện trong tủ điều khiển, áptômát, rơ le, quạt…

– Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện, cầu đấu.

– Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái của động cơ.

– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.

– Mức dầu trong hộp giảm tốc.

– Chất lương dầu trong hộp giảm tốc.

– Độ kín khít dầu của cổ trục.

– Tình trạng cáp thép và puli.

– Bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ, công tắc điện.

– Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của buồng thang.

– Mặt sàn phòng máy.

– Đèn chiếu sáng, công tác, ổ cắm.

– Cửa ra vào và khoá cửa.

 

Bước 3: Kiểm tra trần và đáy cabin

– Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray cabin.

– Guốc trượt trên của cabin

– Các đệm cao su chống rung, lắc Cabin

– Quạt thông gió đặt trên nóc cabin.

– Khoá cửa tầng ở các tầng.

– Khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng.

– Tiếp điện của các cửa tầng.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái ở dưới cabin.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải ở dưới cabin.

 

Bước 4: Kiểm tra cabin:

– Đèn chiếu sáng.

– Điện thoại nội bộ.

– Chuông cứu hộ.

– Bảng điều khiển trong cabin.

– Rãnh dẫn hướng cửa cabin.

– Sensor an toàn cửa cabin.

– Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của cửa cabin.

 

Bước 5: Kiểm tra giếng thang

– Các công tắc hạn chế hành trình dưới.

– Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái ở dưới cabin.

– Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải ở dưới cabin.

– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.

– Guốc trượt dưới của đối trọng.

– Công tắc bộ giảm chấn, xiết lại cácvít.

– Công tắc và bộ gá công tác quá tải, xiết lại các vít.

– Công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình, xiết lại các vít.

– Công tắc, ổ cắm, đèn ở đáy giếng thang.

– Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đáy giếng thang.

– Vệ sinh đáy giếng thang khô ráo, sạch sẽ.

 

Bước 6: Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng:

– Bảng điều khiển ở các cửa tầng.

– Ray dẫn hướng cửa tầng ở các tầng.

– Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng.

– Khoá cửa tầng ở các tầng.

– Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối.

 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *